Nội dung chính
Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh không hiếm gặp. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sống thấp, ẩm ướt. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các mẹ phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp như đắp lá vào mắt bé như là trầu, lá dâu…hay nhỏ sữa vào mắt trẻ. Vậy bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.
Ngoài ra trẻ rất hay có thói quen dụi mắt, khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến trẻ bị đau mắt đỏ. Trẻ nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý bé, thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
-
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
-
Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi
-
Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
-
Hay dụi mắt.
-
Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường rất dễ khiến bệnh lây lan.
Diễn biến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bé sẽ có cảm giác cộm xốn, khó chịu, do đó hay quấy khóc, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị bệnh, trẻ cũng thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, có hạch…
Biến chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ
Mặc dù đau mắt đỏ thường giới hạn sau 7 – 10 ngày nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị thích hợp bệnh có thể diễn tiến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em tuy lành tính nhưng không phải không có biến chứng. Một số biến chứng hiếm gặp của đau mắt đỏ là: Viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… nguy hiểm hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Cách chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ
Trẻ bị đau mắt đỏ thường quấy khóc, vì thế cần có những biện pháp chăm sóc mắt giúp trẻ dễ chịu hơn. Dưới đây là những cách giúp mắt bé dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.
-
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý:
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) cho trẻ khoảng 6 – 7 lần một ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 4 – 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.
-
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
Các loại bệnh do virus gây ra như đau mắt đỏ ở trẻ em, sốt phát ban…đều không có thuốc đặc trị. Tất cả các thuốc điều trị chỉ giúp giảm bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra. Phương pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng. Khi sức đề kháng yếu cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
-
Các mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ quả để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
-
Đối với trẻ đang bú mẹ, khi con bị đau mắt đỏ hay các bệnh do virus thì mẹ nên cho con bú càng nhiều càng tốt.
-
Ngoài ra nếu bé đang trong thời gian bú, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giúp gia tăng sức đề kháng cho bản thân. Qua đó gián tiếp tăng sức đề kháng cho bé qua sữa mẹ.
-
Cách vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày:
-
Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
-
Bước 2: Chuẩn bị 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt, nước muối sinh lý.
-
Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.
Mỗi ngày mẹ có thể vệ sinh mắt cho con 3 lần vào sáng trưa tối sau khi ngủ dậy. Sau đó lau mặt cho trẻ bằng khăn ấm. Lưu ý trẻ nên dùng khăn riêng và khăn sau khi sử dụng cần được giặt sạch và phơi khô.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, hầu hết các bậc phụ huynh đều thắc mắc nên cho trẻ ăn gì để trẻ mau khỏi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngoài việc chăm sóc vệ sinh mắt cho bé thì chế độ ăn uống cũng giúp bé mau khỏi bệnh và hạn chế các khó chịu.
-
Bổ sung vitamin C cho trẻ bị đau mắt đỏ. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, xoa dịu những cảm giác nóng rát khi bị đau mắt đỏ. Vitamin C có nhiều trong quả dâu tây, cam và hạnh nhân. Tuy nhiên lưu ý chỉ cho trẻ ăn đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày, không nên lạm dụng.
-
Các thực phẩm bổ sung vitamin A, B12, D cũng rất tốt cho trẻ bị đau mắt đỏ như rau cải xanh, rau bina, …Ngoài ra những thực phẩm chứa beta-carotene như đu đủ, bí đỏ…cũng rất tốt cho trẻ đau mắt đỏ. Bera-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi đi vào cơ thể trẻ, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng và ngăn bệnh phát triển.
-
Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan đều là những chất bổ sung vitamin cho mắt.
-
Nếu trẻ không bú mẹ, hãy cho trẻ uống nhiều nước, còn trẻ đang bú mẹ thì cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong cơ thể. Hấp thu hợp lý các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển của cơ thể mà còn giúp gia tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
-
Chất cay, nóng: Theo đông y, đau mắt đỏ là do can phong nhiệt, nên cần tránh những đồ cay như ớt, tỏi, hành…Những thực phẩm này sẽ làm mắt nóng hơn, gây khó chịu cho trẻ.
-
Chất tanh: Những thực phẩm tanh như tôm cá,… sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh hơn, khiến bệnh nặng hơn.
-
Rau muống: Đây là loại rau kiêng kỵ với người đau mắt đỏ. Chất nhựa trong rau muống sẽ khiến bệnh khó chịu hơn.
-
Mỡ động vật: Trong mỡ động vật có rất nhiều chất béo không tốt cho thể trạng của trẻ khi đang bệnh. Khi trẻ đang bị đau mắt đỏ nên dùng dầu thực vật thay thế.
Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em. Hy vọng rằng bài viết này mang lại những kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY