Trẻ đi ngoài phân sống do đâu? – Giải pháp nào khắc phục tối ưu?

 

   Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, cha mẹ sẽ phải luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau ở trẻ như biếng ăn, thường xuyên ốm vặt, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…Tất cả chúng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta cùng phân tích kỹ hơn về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài phân sống nhé!

 

Trẻ đi ngoài phân sống phải làm sao?

 

Thế nào là tình trạng đi ngoài phân sống?

   Đi ngoài phân sống là tình trạng trẻ ăn cái gì thì đi ngoài ra cái đó. Cụ thể:

– Trẻ đi phân lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc lúc có nước riêng phân riêng.

– Trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được như hạt, rau, củ…

– Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh (màu giống như dưa cải).

 

Trẻ đi ngoài phân sống- Nguyên nhân do đâu?

   Theo các chuyên gia, trẻ đi ngoài phân sống có thể là do một trong số nguyên nhân sau gây ra:

Cho bé ăn dặm quá sớm

   Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cho con ăn dặm sớm đã vô tình khiến hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ bị tổn thương, do đó thức ăn khi dung nạp vào cơ thể sẽ không thể tiêu hóa được, gây hiện tượng đi ngoài phân sống.

Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện

   Đường tiêu hóa của bé đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện, chưa tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa thức ăn, dạ dày co bóp không đủ mạnh, nhu động ruột kém, khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân sống.

 

Hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

 

Chế độ ăn uống không khoa học

   Nhiều bà mẹ thường có xu hướng cho con ăn nhiều chất đạm (sữa, trứng, cá, thịt…), chất béo để các bé nhanh lớn hoặc chiều theo sở thích của các bé ăn nhiều đồ chiên rán, ít ăn rau củ quả.

   Việc bổ sung quá nhiều chất đạm, chất béo mà lại quá ít chất xơ, vitamin, khoáng chất, dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ quá tải, lượng thức ăn dư thừa bị đào thải ra ngoài dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân sống.

Dùng nhiều kháng sinh

   Việc dùng nhiều kháng sinh, liên tục trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân sống cha mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân là do kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, phân sống, nát, không thành khuôn.

 

Uống nhiều kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ đi ngoài phân sống

 

Môi trường sống hay thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh

   Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm. Bé dễ mắc bệnh do nhiễm khuẩn, virus và phải dùng đến kháng sinh. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống ở bé.

   Ngoài ra, trẻ nhỏ do ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân còn chưa được tốt, thường xuyên cho tay lên mắt, mũi, miệng, từ đó khiến tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, giun sán,…) xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.

Một số bệnh lý   

   Trẻ đi ngoài phân sống có thể là do chức năng gan của con kém hoặc bắt nguồn từ việc tắc ống mật. Điều này khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, thức ăn không được tiêu hóa hết và ra ngoài qua đường đại tiện.

  

Khi trẻ đi ngoài phân sống, cha mẹ cần làm gì?

   Cha mẹ cần lưu ý rằng tình trạng đi ngoài phân sống không phải tiêu chảy. Do đó, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy, vì điều này sẽ khiến cho thức ăn thừa, độc tố bị giữ lại trong đường tiêu hóa và có thể gây tắc ruột ở trẻ.

   Khi trẻ đi ngoài phân sống, việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp là nhiệm vụ đầu tiên cha mẹ cần thực hiện. Với mỗi độ tuổi thì phụ huynh cần lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau. Cụ thể:

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

   Trong giai đoạn này trẻ nhỏ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, việc thay đổi dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ này sẽ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ hoặc lựa chọn loại sữa phù hợp:

– Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Người mẹ cần hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, cá, đồ ngọt, đồ chiên rán,… Đồng thời, cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, bí đỏ, khoai lang,…

– Trẻ sử dụng sữa công thức: Dựa vào các thành phần trong sữa, cha mẹ nên lựa chọn sữa phù hợp với con. Ví dụ như với trẻ bị thiếu enzym lactase bẩm sinh thì cần lựa chọn loại sữa không có chứa đường lactose vì cơ thể trẻ không hấp thu được thành phần này. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lựa chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ và lợi khuẩn để giảm tình trạng trẻ đi ngoài phân sống.

 

Với trẻ sử dụng sữa công thức, cha mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với con

 

Với trẻ từ 6 tháng-1 tuổi

   Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bắt đầu chế độ ăn dặm. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Cụ thể:

– Nên lựa chọn những loại bột được làm từ sữa, ít đường và có thành phần gần giống sữa mẹ để giúp con thích nghi dần dần.

– Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ, hạn chế đồ ăn chiên rán, dầu mỡ.

– Không thêm gia vị vào thức ăn của trẻ.

– Bổ sung thêm các loại hoa quả để tăng cường vitamin cho trẻ, giúp bé dễ tiêu hóa và giảm tình trạng đi ngoài ra phân sống.

 

Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn dặm của bé

 

Với trẻ nhỏ trên 1 tuổi

   Để giảm tình trạng đi ngoài phân sống với trẻ nhỏ trên 1 tuổi, cha mẹ nên:

– Tăng cường bổ sung vitamin thông qua các loại hoa quả mềm như chuối, dâu tây, hồng xiêm…. Cha mẹ có thể cắt lát mỏng hoặc xay sinh tố, nước ép cho con.

– Bổ sung thêm chất xơ thông qua các loại ngũ cốc, rau xanh hay các loại hạt… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bé tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng đi ngoài phân sống.

– Cho bé ăn sữa chua: Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột giúp trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng, hạn chế đi ngoài phân sống.

– Hạn chế các loại thịt, cá, tôm, cua… đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

– Không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo ngọt hay uống các loại nước ngọt, nước giải khát có ga.

– Bổ sung nước và điện giải: Trẻ đi ngoài phân sống thường bị mất nước và điện giải, vì thế cha mẹ nên bổ sung 2 thành phần này cho con.

– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa.

 

Tăng cường bổ sung rau xanh hoa quả cho trẻ bị đi ngoài phân sống

 

   Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đi ngoài, các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Nếu tình trạng trẻ đi ngoài phân sống kéo dài không dứt hoặc trẻ đi ngoài 4-5 lần/ngày hay kèm theo sốt, buồn nôn thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

 

Phòng ngừa tình trạng trẻ đi ngoài phân sống bằng cách nào?

   Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống. Do đó, trẻ có thể gặp tình trạng này nhiều lần trong quá trình trưởng thành. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của các con về sau. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng đừng quên phòng ngừa tình trạng đi ngoài phân sống cho trẻ nhé.

    Để làm được điều này, cha mẹ nên:

– Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, nên cho bé ăn dặm khi con đủ 6 tháng.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ 4 nhóm dưỡng chất cho bé, bao gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Không lạm dụng kháng sinh, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cho các bé, đồng thời tập cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi đồ chơi, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Bổ sung thêm sản phẩm BoniKiddy + cho con:

+ Với hàng tỷ lợi khuẩn, BoniKiddy sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho các con, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa cho trẻ, trong đó có đi ngoài phân sống.

+ Ngoài ra, BoniKiddy + còn chứa men bia và sữa ong chúa giúp kích thích tiêu hóa, giúp bé ăn ngon và hấp thu thức ăn tốt hơn.

+  Thành phần sữa non cùng với bột cúc tây trong BoniKiddy +  giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh, hạn chế ốm vặt, giảm việc sử dụng thuốc, trong đó có kháng sinh. Điều này sẽ gián tiếp giúp giảm nguy cơ đi ngoài phân sống.

 

BoniKiddy + – Giải pháp toàn diện giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho bé

 

Cách dùng BoniKiddy +

     BoniKiddy+ có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn với trẻ em. Khi dùng, cha mẹ có thể mở vỏ nang, hòa bột bên trong với nước hoặc sữa cho bé uống trước bữa ăn 15 phút. Liều dùng như sau:

– Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn cho bé dùng 2 viên/ngày, chia thành 2 lần.

– Đối với trẻ trên 3 tuổi, bạn cho bé dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần.

   Để có hiệu quả tốt nhất , cha mẹ nên cho bé dùng liên tục, một liệu trình tối thiểu khoảng 3 tháng.

  Mong rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện về tình trạng trẻ đi ngoài phân sống và tìm được giải pháp giúp đối phó với tình trạng này. BoniKiddy + chính là sự lựa chọn tối ưu giúp tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa cho con. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      Đăng ký nhận cẩm nang
      miễn phí tại đây
      Hotline: 1800 1044