Nội dung chính
Rau xanh thường không có vị đậm đà như các món thịt bởi vậy mà đa số trẻ nhỏ sẽ không thích ăn. Không ít các bậc phụ huynh đành bất lực vì dù có nịnh nọt hay dọa nạt, con đều không ăn rau. Việc này không chỉ dẫn đến tình trạng táo bón mà còn gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy cụ thể, trẻ không ăn rau có tác hại gì? Phải làm sao để con có hứng thú với rau xanh? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Trẻ không ăn rau có tác hại gì?
Trẻ không ăn rau có tác hại gì?
Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, nếu trẻ không ăn rau kéo dài sẽ gặp phải một số tác hại bao gồm:
Táo bón
Táo bón là tình trạng một người đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô cứng gây khó khăn, thậm chí là đau đớn khi đi ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể thiếu chất xơ. Mà nguồn chất xơ chủ yếu lại là từ các loại rau xanh trong chế độ ăn uống. Vì vậy, khi trẻ lười ăn rau, tình trạng táo bón sẽ xảy ra khiến con khó chịu, hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cũng bị rối loạn theo.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Rau xanh là nguồn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất như: Các loại vitamin nhóm B, C, E, K, canxi, magie, kẽm,… Những chất này tham gia vào các quá trình phát triển của cơ thể như: Hoàn thiện hệ thống miễn dịch, phát triển xương khớp,…
Theo đó, nếu trẻ không ăn rau, cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình phát triển, đồng thời tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
Bé lười ăn rau dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng
Thừa cân, béo phì
Chất xơ trong rau xanh giúp giảm hấp thu chất béo các loại đồ ăn khác. Như vậy, nếu trẻ chỉ ăn thịt cá hoặc tinh bột mà không chịu ăn rau, các bé dễ bị thừa cân, béo phì, thậm chí là có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Như vậy, trẻ không ăn rau sẽ gặp nhiều tác hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Thế nhưng trong bữa ăn, rất nhiều bé chỉ chọn món thịt và không hề đụng đũa đến rau xanh, vì sao lại như vậy?
Vì sao trẻ không thích ăn rau?
Những nguyên nhân khiến trẻ không thích ăn rau xanh có thể là:
Bé không ăn rau do sợ đồ ăn
Đây còn gọi là chứng sợ thức ăn, thường thấy ở trẻ từ 2- 6 tuổi. Ở giai đoạn này, các bé bắt đầu phát triển tính độc lập trong việc lựa chọn thức ăn và khẩu vị của mình, cộng thêm việc sợ các loại thức ăn mới, trong đó có rau xanh. Vì vậy mà con yêu thường né tránh món ăn từ rau.
Trẻ không ăn rau vì sợ món ăn từ chúng
Không thích hương vị của rau xanh
Một số trẻ không thích ăn rau vì cảm thấy chúng không ngon, thậm chí còn thấy đắng. Vị đắng này là do món rau đó có chứa canxi và các phenol và polyphenol có nguồn gốc thực vật. Chúng đều rất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Thế nhưng, khi ăn vào thấy đắng, các bé sẽ nhè ra ngay lập tức và không đụng đũa thêm lần nào nữa.
Có nhiều món ngon và hấp dẫn hơn rau
Ngày nay, với trẻ thì những món như xúc xích, bánh kẹo, sữa, mì ăn liền… đều thơm ngon hơn rau xanh rất nhiều. Chính vì vậy mà phần lớn trẻ nhỏ lựa chọn những món ăn đó thay vì rau xanh.
Vậy khi trẻ không thích ăn rau thì cha mẹ nên làm gì để khắc phục?
Bé lười ăn rau thì cha mẹ nên làm gì?
Để trẻ tập thói quen ăn rau xanh, cha mẹ nên:
Làm gương khi trẻ lười ăn rau
Hãy cho trẻ nhìn thấy cha mẹ ăn rau ngon lành để con học theo
Con cái sẽ học hỏi về sự lựa chọn thực phẩm từ cha mẹ. Vì vậy, cách tốt nhất để khuyến khích trẻ ăn rau là để trẻ nhìn thấy cha mẹ tự chọn thực đơn rau xanh và thưởng thức đa dạng các loại một cách ngon lành.
Cho trẻ lựa món rau mà con ưa thích
Đôi khi, nguyên nhân khiến cho trẻ không thích ăn rau là vì bạn dùng loại rau mà trẻ không hứng thú. Do đó, bạn hãy thử thay đổi nhiều loại rau củ khác nhau để tìm ra loại rau mà trẻ thích nhất.
Những loại rau củ có vị ngọt, mùi thơm,… có thể kích thích vị giác và khứu giác giúp trẻ thấy hứng thú hơn khi ăn uống.
Làm sốt rau củ để trộn vào những món ăn khác
Bạn hãy khéo léo trộn rau củ vào những món ăn hàng ngày. Nếu trẻ quá khó tính, bạn hãy thử nghiền rau củ thật nhuyễn thành những món sốt và trộn vào đồ ăn của trẻ.
Bạn có thể thử làm sốt Hummus cho trẻ, đây là loại sốt rau củ giàu chất xơ, protein, vitamin và có nhiều hương vị khác nhau. Loại sốt này có thành phần gồm: Hạt đậu gà, bơ mè, nước cốt chanh, tỏi, hạt tiêu, muối, rau thì là,…
Tạo ra món ăn với màu sắc bắt mắt
Một món ăn bắt mắt sẽ giúp con có hứng thú ăn hơn
Bạn hãy thử kết hợp các loại rau củ thành những món ăn nhiều màu sắc khác nhau để kích thích trí tò mò của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thử đặt tên cho các món rau theo tên của những nhân vật hoạt hình, loại đồ chơi mà trẻ ưa thích.
Cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn
Tham gia vào quá trình nấu ăn sẽ giúp trẻ có thêm động lực để thử những món mới. Trẻ em thường có xu hướng thích thú hơn với những món ăn mà trẻ tự làm được.
Bạn hãy cho trẻ cùng đi chợ, chuẩn bị đồ, sơ chế và nấu nướng, điều này cũng sẽ giúp cho trẻ có thêm những kỹ năng cần thiết sau này.
Tạo động lực ăn rau cho trẻ
Bạn có thể tạo động lực bằng cách thưởng cho bé một thanh kẹo, socola hay một món tráng miệng mà bé thích, sau khi bé hoàn thành được một bữa ăn với rau củ. Điều này sẽ kích thích bé tạo nên thói quen ăn rau mỗi ngày.
Sử dụng sản phẩm giúp kích thích vị giác của trẻ
Cha mẹ nên bổ sung thêm các sản phẩm từ thiên nhiên để kích thích vị giác của các bé, giúp con thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Một sản phẩm mà các mẹ không thể bỏ qua khi trẻ lười ăn, đặc biệt là rau xanh chính là BoniKiddy + của Mỹ.
BoniKiddy + – Giải pháp từ thiên nhiên giúp con yêu ăn ngon mỗi ngày
BoniKiddy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt. Sản phẩm vừa giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, vừa giúp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, đồng thời tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu cho trẻ. Cụ thể, các thành phần của BoniKiddy + gồm:
– Sữa ong chúa: Giúp bổ sung cho bé chất dinh dưỡng như sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein… Thành phần này không chỉ giúp bổ sung các chất thiết yếu mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn, khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ.
– Men bia: Giúp kích thích vị giác, trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng trẻ kén ăn hiệu quả.
– Các lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, diệt các vi khuẩn có hại, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
BoniKiddy + có công dụng rất toàn diện
Không chỉ vậy, BoniKiddy + còn được bổ sung sữa non và bột hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Từ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa ốm vặt ở trẻ, hạn chế tối đa việc con yêu của bạn phải sử dụng kháng sinh.
Với công thức toàn diện như trên, việc dùng BoniKiddy + hàng ngày sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời hạn chế mắc bệnh ốm vặt. Đặc biệt, BoniKiddy + tại Mỹ còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại là Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết trẻ không ăn rau có tác hại gì. Để con yêu hết biếng ăn, khỏe mạnh mỗi ngày, sử dụng BoniKiddy + của Mỹ chính là giải pháp hữu hiệu nhất dành cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- 7 quan niệm sai lầm của cha mẹ về việc tiêm phòng cho trẻ
- Hỏi: Bé ăn tốt nhưng lại hay ốm, dùng BoniKiddy được không ?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY