Cách tăng sức đề kháng cho bé là gì?

Nội dung chính

 

   Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non yếu nên trẻ rất dễ mắc bệnh, nhất là khi thời tiết giao mùa như hiện nay. Khi đã bị bệnh, cơ thể vốn mệt mỏi của trẻ lại phải nạp thêm nhiều loại thuốc tây, càng khiến con chán ăn, quấy khóc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho bé là rất quan trọng. Vậy cha mẹ cần làm gì để con yêu khỏe mạnh? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Cách tăng sức đề kháng cho bé, phòng ngừa các bệnh lúc giao mùa

 

Khi giao mùa, trẻ dễ mắc những bệnh gì?

   Thời tiết chuyển giao từ mùa nóng sang mùa lạnh hoặc mưa nhiều, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật (ký sinh trùng, nấm mốc, virus…) phát triển mạnh và tồn tại lâu trong môi trường. Với đối tượng sức đề kháng còn non yếu như trẻ nhỏ, tác nhân có hại sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây các bệnh khác nhau, chẳng hạn như:

Sốt xuất huyết

   Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Vật chủ truyền bệnh là muỗi vằn, chúng phát triển mạnh ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 11.

   Trẻ nhỏ bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt sẽ khởi phát triệu chứng sau 4-5 ngày. Con thường sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, nổi mẩn, phát ban…  Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ tiến triển thành biến chứng gây thoát huyết tương ra ổ bụng, đe dọa tính mạng con nhỏ.

 

Sốt xuất huyết do muỗi vằn mang virus Dengue truyền bệnh

 

Nhiễm trùng hô hấp

   Nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý có nguy cơ tử vong hàng đầu ở trẻ em. Các bệnh thường gặp chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản với các triệu chứng như sốt, ho, thở rít, nhịp thở nhanh, bỏ bú hoặc bỏ ăn,… Một số trường hợp còn bị chướng bụng, nôn, đi phân lỏng, khó thở,…

Bệnh thủy đậu

   Bệnh thủy đậu thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa từ xuân sang hè, do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp (ho, hắt hơi…) hoặc khi tiếp xúc với dịch nước phỏng.

 

Nốt ban đỏ của bệnh thủy đậu

 

   Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là sốt, đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ trong vòng 12 – 24 giờ, rồi chuyển dần thành các mụn nước. Chúng mọc rải rác toàn thân, kể cả chân tóc và trong miệng.

   Nếu được điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu sẽ hết sau 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tiến triển thành biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não…

Bệnh sởi

   Đây cũng là một bệnh lý thường gặp ở mùa đông xuân, dễ bùng phát thành dịch. Những triệu chứng đặc trưng của sởi là sốt, sổ mũi, phát ban, ho khan, viêm kết mạc,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng thành biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt,…

   Có thể thấy, trẻ nhỏ dễ mắc nhiều bệnh khác nhau khi giao mùa. Thông thường, đến khi trẻ mắc bệnh thì cha mẹ mới loay hoay tìm cách chữa cho con. Thế nhưng lúc này, con yêu đã bị bệnh tật tấn công, gây biếng ăn và nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Bởi vậy, cách tốt nhất để trẻ không bị các bệnh này “ghé thăm” chính là cha mẹ cần chủ động áp dụng biện pháp phòng tránh cho trẻ.

 

Cách phòng tránh các bệnh giao mùa thường gặp cho trẻ

   Để hạn chế nguy cơ con yêu mắc bệnh khi giao mùa, cha mẹ cần áp dùng nhiều biện pháp như:

Với bệnh sốt xuất huyết

– Tiêu diệt muỗi bằng cách sử dụng xịt diệt muỗi, vợt điện, xua đuổi muỗi bằng hương muỗi…

– Đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước để không cho muỗi phát triển, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng…

– Cho trẻ ngủ trong màn cả ban ngày lẫn ban đêm.

Nhiễm trùng hô hấp

– Giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu khi thời tiết trở lạnh.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ.

– Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý và rửa tay sạch sẽ cho con.

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh.

– Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

– Hạn chế đưa con đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Với bệnh thủy đậu và bệnh sởi

– Cần tiêm vắc xin phòng ngừa cả hai bệnh này cho con theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

– Không cho con tiếp xúc với người đang mắc bệnh.

– Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

   Ngoài những giải pháp trên, điều quan trọng là cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho bé từ bên trong để đảm bảo con yêu khỏe mạnh mỗi ngày.

 

Phải làm sao để tăng sức đề kháng cho bé luôn khỏe mạnh?

 

Cách tăng sức đề kháng cho bé là gì?

   Để tăng cường sức đề kháng cho bé, các bậc phụ huynh nên:

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

   Trong vòng 48 giờ đầu sau khi sinh, mẹ sẽ tiết ra sữa non (rất giàu protein, cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường), đặc biệt là có nhiều thành phần quan trọng như globulin, các kháng thể tự nhiên: IgG, IgA, IgF… Vì vậy, mẹ cần chú ý cho con bú càng sớm càng tốt để con được bổ sung nguồn kháng thể dồi dào này.

   Các bậc phụ huynh nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Trường hợp mẹ không đủ sữa, cần có các biện pháp bổ sung dinh dưỡng và kháng thể phù hợp. Sau 6 tháng tuổi, vì dinh dưỡng trong sữa mẹ đã giảm và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ nên mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết từ bên ngoài.

Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho trẻ

   Bữa ăn của trẻ cần đủ dinh dưỡng từ đạm, bột, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Để con ăn uống ngon miệng, bạn nên thay đổi thực đơn thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất cần thiết. Chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó con sẽ khỏe mạnh hơn.

 

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh hơn

 

Khuyến khích trẻ tăng cường vận động

   Thay vì để con xem tivi, chơi điện tử, bạn hãy cùng con vận động ít nhất 30-40 phút mỗi ngày (đạp xe, bơi lội, cầu lông, yoga hay đơn giản là chơi tự do ở công viên, sân bóng…) để tăng cường sức đề kháng.

   Vận động thường xuyên không chỉ giúp con phát triển về thể chất, xương và cơ bắp trẻ phát triển tốt, mà còn tăng chỉ số IQ, khả năng tập trung, sáng tạo.

Cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ

   Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để tăng sức đề kháng cho bé. Trẻ bị thiếu ngủ sẽ mệt mỏi, uể oải, các tế bào trong cơ thể không được nghỉ ngơi, trong đó có hệ thống miễn dịch. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của con, làm bé dễ mắc bệnh hơn.

 

Giấc ngủ chất lượng giúp con khỏe mạnh hơn

 

Bổ sung sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng cho bé

   Việc bổ sung sản phẩm giúp tăng sức đề kháng sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, đủ sức để chống chọi lại tác nhân gây bệnh. Cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở các nhà thuốc. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm nổi trội nhất được các chuyên gia đánh giá cao chính là BoniKiddy + của Mỹ.

 

BoniKiddy + – Bí quyết vượt trội giúp tăng sức đề kháng cho bé

   BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng sức đề kháng cho bé, phòng ngừa hiệu quả các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa nhờ công thức ưu việt mà không sản phẩm nào có được.

   Trước hết, BoniKiddy + có sữa non cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF… giúp  tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.

   Tiếp theo, sản phẩm bổ sung bột hoa cúc tây có tác dụng tốt giúp phòng ngừa  cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý đường hô hấp khác. Từ xa xưa, loại thảo dược này đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp bé tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

   Ngoài ra, BoniKiddy + còn kết hợp men bia, sữa ong chúa và hàng tỷ lợi khuẩn hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho trẻ.

– Sữa ong chúa: Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein… giúp bé ăn ngon miệng hơn, chống chậm lớn, còi xương.

– Men bia: Có tác dụng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, thành phần này còn tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng chậm lớn, phục hồi sức khỏe sau 1 trận ốm dài.

– Các lợi khuẩn: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón, cải thiện rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

 

Công thức toàn diện của BoniKiddy +

 

   Với công thức toàn diện như trên, khi các mẹ cho bé dùng BoniKiddy + hàng ngày sẽ giúp con khỏe mạnh hơn, ít bị ốm hơn, nếu bé bị ốm sẽ nhanh khỏi hơn. Đặc biệt, BoniKiddy + tại Mỹ còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.

   Qua bài viết trên, hy vọng các bạn biết cách tăng sức đề kháng cho bé phòng ngừa các bệnh lúc giao mùa. Để con yêu khỏe mạnh mỗi ngày, sử dụng BoniKiddy + của Mỹ là giải pháp hàng đầu dành cho cha mẹ. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      Đăng ký nhận cẩm nang
      miễn phí tại đây
      Hotline: 1800 1044