Bé bị nhiệt miệng: Nguyên nhân, cách xử lý và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

 

   Thông thường, bé bị nhiệt miệng sẽ tự hết sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát, khiến con yêu khó chịu, là một trong những thủ phạm gây biếng ăn ở trẻ. Vậy nguyên nhân con gặp tình trạng này là gì? Cách xử lý ra sao? Giải pháp phòng ngừa như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

 

Bé bị nhiệt miệng do đâu?

 

Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu bé bị nhiệt miệng

   Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của tình trạng này là trong miệng của trẻ xuất hiện một vài đốm trắng hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước đốm trắng ban đầu chỉ khoảng 1-2mm, sau chúng lớn dần lên có thể tới 8-10mm. Cuối cùng, chúng vỡ ra gây viêm loét miệng khiến con bị đau, nóng rát trong khoang miệng, lưỡi đỏ, miệng khô và hôi…

   Những vết loét có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong miệng, lưỡi hoặc trên nướu của trẻ. Khi nhai thức ăn, chúng dễ dàng bị tiếp xúc và gây đau cho trẻ. Bởi vậy mà bé bị nhiệt miệng hay khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn. Thậm chí nếu vết viêm loét nặng, con có thể bị sốt kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ là gì?

 

Dấu hiệu bé bị nhiệt miệng

 

Nguyên nhân bé bị nhiệt miệng

   Bé bị nhiệt miệng lưỡi thường xuyên, tái đi tái lại chủ yếu do các nguyên nhân sau:

– Bị vật cứng (bàn chải đánh răng, vật nhọn như đũa, dĩa, xương,…) đâm vào hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má, làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Hệ miễn dịch còn non yếu, chưa đủ sức chống chọi lại với các loại vi khuẩn gây bệnh.

– Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng,… gây nóng trong người.

– Trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm tủy răng…

– Trẻ bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến không lọc được hết độc tố có hại như asen hay chì. Các độc tố này tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng sẽ gây nhiệt miệng.

– Trẻ bị dị ứng với thuốc và thực phẩm.

– Trẻ thiếu dinh dưỡng, bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12…

 

Bé thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiệt miệng

 

   Khi gặp tình trạng này, thông thường vết loét sẽ tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, chừng đó thời gian cũng đủ làm con sợ ăn, biếng ăn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Vậy khi bé bị nhiệt miệng, cha mẹ cần làm gì?

 

Cách xử lý khi bé bị nhiệt miệng

   Để giảm sự khó chịu, đau đớn cho bé bị nhiệt miệng, cha mẹ nên:

– Cho con súc miệng bằng nước muối pha loãng 3-4 lần/ngày tới khi các vết loét lành hẳn. Một số loại nước ép rau củ tính mát như nước ép củ cải cũng giúp con dễ chịu hơn.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn thanh đạm, dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp,… Đồng thời, cha mẹ lưu ý, tránh cho con ăn đồ mặn, cay, nóng, nhiều dầu mỡ…

– Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong, bôi lên vị trí vết loét (chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi). Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian khác như bôi nha đam, sữa chua, nghệ,… vào vết loét trong miệng trẻ để giúp vết loét nhanh lành hơn.

 

Bôi nha đam, sữa chua giúp vết loét nhanh lành hơn

 

– Bổ sung cho con các loại nước hoa quả như nước dừa, nước rau má, nước ép cà chua… để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Nếu trẻ bị nổi 2 – 3 vết loét trong miệng và chúng thường xuyên tái phát thì cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám. Tùy tình trạng của con, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.

   Những giải pháp trên đây sẽ giúp con dễ chịu hơn khi bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, nhiều bé vẫn sợ ăn uống, biếng ăn vì mỗi lần thức ăn chạm vào vết loét sẽ gây đau. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên phòng ngừa tình trạng này cho trẻ ngay từ đầu.

 

Cách phòng ngừa bé bị nhiệt miệng

   Để phòng ngừa bé bị nhiệt miệng, cha mẹ nên lưu ý:

– Cho con sử dụng kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat.

– Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, nên cho con dùng bàn chải đánh răng mềm, hướng dẫn con không đánh răng quá mạnh. Với bé nhỏ hơn, cha mẹ có thể dùng rơ lưỡi nhẹ nhàng vệ sinh khoang miệng cho con.

 

Khuyến khích con yêu vệ sinh răng miệng mỗi ngày

 

– Nếu trẻ dị ứng với món ăn nào đó, cha mẹ cần bỏ nó ra khỏi thực đơn hằng ngày.

– Đảm bảo con yêu có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các nhóm rau xanh, trái cây và ngũ cốc.

– Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày để làm sạch khoang miệng hiệu quả.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, đặc biệt cha mẹ nên sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng sức đề kháng, vừa giúp con nhanh lành bệnh, vừa giúp giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh cho trẻ. Và sản phẩm hiệu quả nhất mẹ nên lựa chọn đó là BoniKiddy + của Mỹ.

 

BoniKiddy + – Bảo bối giúp mẹ chăm con khỏe!

   BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho bé nhờ công thức toàn diện, ưu việt mà không sản phẩm nào có được.

   Trước hết, BoniKiddy + bổ sung sữa non và bột hoa cúc tây giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh hết bệnh và phòng ngừa viêm đường hô hấp trên tái phát, cụ thể:

– Sữa non: Giúp cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF… từ đó giúp  tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.

– Bột hoa cúc tây: Là loại thảo dược lành tính, từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho bé.

 

Tác dụng của sản phẩm BoniKiddy +

 

   Bên cạnh đó, BoniKiddy + còn chứa thành phần sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho các con.

– Sữa ong chúa: Bổ sung cho bé chất dinh dưỡng như sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein… giúp bé ăn ngon miệng hơn, chống chậm lớn, còi xương.

– Men bia: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng chậm lớn, phục hồi sức khỏe cho bé sau 1 trận ốm dài.

– Các lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, diệt các vi khuẩn có hại, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón, cải thiện rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

   Với công thức toàn diện như trên, khi dùng BoniKiddy + hàng ngày cho bé, sau khoảng 1 tháng, các mẹ sẽ thấy bé ít bị ốm hơn, khi bị ốm cũng sẽ nhanh khỏe hơn. Sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên rõ rệt sau 3 tháng sử dụng, giúp giảm nguy cơ bé bị nhiệt miệng hiệu quả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thông tin về nguyên nhân bé bị nhiệt miệng cũng như cách xử lý và giải pháp phòng ngừa. Để giúp con yêu khỏe mạnh, đủ sức chống chọi lại bệnh tật, sử dụng BoniKiddy + của Mỹ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho các mẹ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      Đăng ký nhận cẩm nang
      miễn phí tại đây
      Hotline: 1800 1044