Nội dung chính
Ai trong chúng ta cũng hơn một lần bị sốt. Tìm hiểu nguyên nhân, người ta thấy rằng sốt có thể do thời tiết, nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm, dị ứng, và một số thuốc khi dùng cũng có thể gây sốt. Nên biết rằng sốt là một hiện tượng có lợi vì khi sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Vì sốt chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó nên khi biết được nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp ta theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Nhưng đối với trẻ em, có nên dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ không? Những thuốc nào thường dùng để hạ sốt cho trẻ? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé:
Sử dụng thuốc để hạ sốt cho trẻ trong những trường hợp nào?
-
Khi nhiệt độ trẻ từ 38,5 độ C trở lên.
-
Dọa co giật ở trẻ em từ 6 tháng tới 6 tuổi hay trẻ có tiền căn động kinh, có anh (em) trước đây đã bị sốt cao co giật.
-
Sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn.
Một số loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ.
Sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng. Khi bị sốt tùy nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê một số loại
Paracetamol: thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày-ruột. Liều thường dùng 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Tuy nhiên paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi:
-
Dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày.
-
Các liều thấp hơn nhưng được nhắc lại quá nhiều trong thời gian ngắn.
-
Đang điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa của gan, như điều trị bằng phenytoin, carbamazepin (điều trị động kinh), rifampicin, isoniazid (điều trị lao).
Paracetamol thường dùng đường uống. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng thuốc đặt trực tràng. Khi trẻ đang bị viêm hậu môn, có chảy máu hậu môn, hay tiêu chảy thì không nên dùng dạng bào chế này.
Trên thị trường có thể tìm thấy paracetamol riêng lẻ hay kết hợp với những hoạt chất khác như: chlorpheniramin, pseudoephedrin (dùng khi có kèm sổ mũi, nghẹt mũi), cafein, codein, dextropropoxyphen (tăng tác dụng giảm đau), dextromethorphan (giảm ho), ibuprofen (tăng tác dụng hạ sốt, giảm đau).
Nhiều dạng bào chế như: viên, gói thuốc bột, si rô, thuốc đặt. Với nhiều hàm lượng: 80 mg, 100 mg, 120 mg, 150 mg, 325 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 150 mg/5 ml, 80 mg/0,8 ml, 160 mg/ 5 ml, 250 mg/5 ml. Tùy trường hợp, tùy lứa tuổi mà dùng thuốc phù hợp nhằm bảo đảm an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Ibuprofen cũng có những tác dụng không mong muốn chung giống như các thuốc kháng viêm không steroid khác nhưng ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày-ruột hơn, đó là một thuận lợi. Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chế kết tập tiểu cầu, nhưng tác dụng này có thể hồi phục được. Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Tuy nhiên không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau:
-
Loét dạ dày-tá tràng.
-
Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng).
-
Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
Nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa. Sử dụng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.
Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần lưu ý
Khoảng thân nhiệt bình thường của trẻ từ 36,5 độ C – 37,5 độ C. Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ trên 37,5 độ C, sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện:
-
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C kèm theo một trong các điều kiện sau: trẻ dưới 2 tháng tuổi, bỏ ăn, nôn ói, thở mệt, li bì, co giật.
-
Trẻ sốt cao liên tục (39-41 độ C), khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì bớt sốt nhưng sau đó vài giờ thì sốt cao lại.
-
Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày.
Đối với trẻ lớn hơn, ít có nguy cơ bị biến chứng của sốt (co giật), có thể dùng thuốc điều trị mỗi khi có cơn sốt, không nhất thiết phải uống thường xuyên.
Các thuốc hạ sốt không được dùng tùy tiện. Tránh uống các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất, gây ngộ độc do quá liều. Không cần thiết phải kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc, trừ một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được tư vấn.
BoniKiddy – Tăng cường sức đề kháng cho con để chống lại các tác nhân gây bệnh
Thời tiết nắng gió mưa thất thường, nhiệt độ thay đổi lúc nóng lúc lạnh, môi trường nhiều khói bụi, hóa chất do đô thị hóa và nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khác. Ngay cả với người lớn, người trưởng thành thì nếu không có 1 sức đề kháng đủ mạnh thì cũng rất dễ bị ốm bệnh, viêm đường hô hấp trong môi trường sống như vậy chứ chưa kể đến trẻ em, trẻ nhỏ tuổi.
Đừng để đến khi con ốm bệnh mới lo chữa trị, ngay từ lúc này đây các mẹ hãy tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng BoniKiddy – Sản phẩm thiên nhiên hàng đầu hiện nay dành cho trẻ nhỏ:
+ BoniKiddy giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ em.
+ BoniKiddy giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng.
+ BoniKiddy còn bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.
Có BoniKiddy, mẹ nhàn tênh mà con vẫn khỏe mạnh !
BoniKiddy – Sản phẩm chính hãng từ Mỹ và Canada, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Botania
Địa chỉ: 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
XEM THÊM:
- Bệnh u máu ở trẻ em và những điều cần biết
- Bí quyết giúp con đánh tan ho, đờm đặc, không cần kháng sinh
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY