Bình thường trẻ mới sinh ra chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường mọc vào lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên đôi khi có trường hợp trẻ mới khi sinh ra đã có răng nên răng này được gọi là răng mới sinh, hoặc có trường hợp răng mọc qua nướu trong tháng đầu tiên sau khi sinh, răng này được gọi là răng sơ sinh. Điều này làm cho cha mẹ rất lo lắng không biết tại sao và cách xử trí như thế nào?
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng này thì còn chưa rõ. Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến di truyền, khoảng 15% trẻ có cha mẹ hoặc bà con có răng sơ sinh. Yếu tố môi trường, đặc biệt polychlorinated biphenyl (PCB) làm tăng tỷ lệ xuất hiện răng sơ sinh, những trẻ này thường kèm loạn lưỡng móng tay, tăng nhiễm sắc tố, hở vòm và một số hội chứng khác như:
-
Hội chứng Hallermann-Streiff
-
Hội chứng Ellis-van Creveld.
-
Hội chứng Pierre Robin.
-
Hội chứng Soto.
Răng sơ sinh có thể là răng thừa hoặc răng sữa. Các răng này hơn 90% là răng sữa và khoảng 10% còn lại là răng thừa. Tỷ lệ gặp thay đổi từ 1:700 – 1:30000 trường hợp, thường gặp ở vùng răng cửa hàm dưới. Răng mới sinh thường gặp hơn răng sơ sinh với tỷ lệ 3:1.
Răng sơ sinh thường có hình thể bình thường, nhưng khi răng mọc sớm, do men răng chưa được vôi hóa hoàn toàn nên dễ bị mòn hơn, răng trở nên màu vàng nâu và lớp men tiếp tục bị phá hủy.
Những răng này thường bị lung lay do chân răng chưa hình thành hoàn toàn. Những trẻ có răng sơ sinh thường gặp khó khăn khi bú mẹ hay gây khó chịu cho mẹ khi cho trẻ bú, răng có thể gây viêm loét miệng vùng dưới lưỡi hoặc môi.
Răng sơ sinh cần xử trí như thế nào?
Đối với răng sơ sinh cần xử trí cẩn thận vì nếu răng sơ sinh là răng sữa mà nhổ sớm thì các răng vĩnh viễn sau này mọc lên có thể chen chúc, không đều nhau và hậu quả là đưa đến sự xáo trộn khớp cắn. Do đó nếu răng sơ sinh là răng sữa thì cố gắng bảo tồn giữ răng sữa lại. Chúng ta không nên can thiệp gì trừ khi răng sơ sinh này gây khó khăn cho trẻ và mẹ.
Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho trẻ quan trọng hơn việc điều chỉnh các răng vĩnh viễn lệch lạc sau này, nên các răng này thường được chỉ định nhổ trong các trường hợp răng quá lung lay có nguy cơ rơi vào phế quản hoặc phổi, răng gây loét vùng dưới lưỡi hay răng gây khó khăn cho người mẹ khi cho trẻ bú.
Việc trẻ khi sinh ra đã có răng hiện nay không phải là hiếm, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nếu phát hiện con mình gặp phải tình trạng này hãy đưa những trẻ này đến gặp bác sĩ răng hàm mặt chuyên khoa răng trẻ em khám và chẩn đoán để có phương pháp xử trí kịp thời.
Hy vọng với việc cung cấp thông tin về răng trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc con nhỏ được tốt hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc chăm sóc trẻ mời quý bạn đọc gọi tới tổng đài 18001044 để được hỗ trợ miễn phí.
XEM THÊM:
BoniKiddy – Giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng
BoniKiddy là sản phẩm của Mỹ và Canada với các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như sữa non, sữa ong chúa, bột cây cúc tây, nấm men… Trong đó thành phần sữa ong chúa đặc biệt có vai trò quan trọng giúp bé ăn ngon hơn, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Sữa ong chúa chứa nhiều vitamin nhóm B, acid amin, acid folic… cùng nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kali, canxi… bổ sung cần thiết cho sự phát triển của bé. Hơn nữa đường trong sữa ong chúa có bản chất thuộc nhóm fructose nên rất phù hợp với trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.
Sữa ong chúa đã được chứng minh có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, kích thích tiêu hóa rất tốt đối với trẻ chậm lớn, chậm phát triển, biếng ăn. Ngoài ra còn dùng để giúp phòng chống nhiễm trùng ở trẻ, bệnh vàng da, trốc lở da đầu, làm giảm các cơn đau bụng.
Hơn nữa trong BoniKiddy còn có thành phần nấm men với hàm lượng khoáng chất khổng lood bao gồm: kali, phospho, magie, lipid, acid amin, vitamin nhóm B có tác dụng bồi bổ, kích thích hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa cho trẻ.
BoniKiddy – Phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania
Địa chỉ: 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY