Nội dung chính
Bệnh khô mắt ( Xerophthalmia) gây ra do thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển
Vitamin A có vai trò rất quan trọng cho mắt:
- Tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Nếu thiếu Vitamin A gây triệu chứng quáng gà
- Tác dụng trên biểu mô kết – giác mạc, giúp biểu mô giữ được độ bóng. Thiếu Vitamin A đưa tới khô, nhuyễn biểu mô kết – giác mạc gây mù
Đặc điểm khô mắt ở trẻ em
- Bệnh thường xảy ra trên các trẻ em suy dinh dưỡng: trẻ càng nhỏ và suy dinh dưỡng càng nặng thì khô mắt dễ đưa tới biến chứng nặng
- Bệnh thường xuất hiện sau một đợt ốm kéo dài, đặc biệt là sốt phát ban sởi, viêm phổi, xơ nhiễm lao, rối loạn tiêu hóa… đó là nguyên do trực tiếp gây sự rối loạn chuyển hóa trên cơ địa đã thiếu sẵn Vitamin A
- Trẻ bị bệnh thường không được bú sữa mẹ, có những tập quán kiêng cữ không hợp lý trong ăn uống trong quá trình trẻ bị bệnh
Phòng ngừa và điều trị bệnh khô mắt cho trẻ
Phòng ngừa:
- trẻ dưới 1 tuổi nên cho bú sữa mẹ
- Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ phải đủ các thành phần: đạm, dầu mỡ, rau xanh
- Khi trẻ bị bệnh, vẫn phải cho chế độ ăn có dầu mỡ, chất đạm, không nên cứ ăn thái quá trong thời gian dài
Điều trị:
- Dùng thuốc vitamin A một liều mỗi 6 tháng:
Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 Ui (đơn vị quốc tế)
Trẻ dưới 1 tuổi: 100.000UI
- nâng cao thể trạng
- Uống vitamin A theo lượng trên liên tục trong 3 ngày
- Sau 1 tuần uống nhắc lại một liều như trên
- Chống bội nhiễm ở những mắt có loét giác mạc bằng kháng sinh nhỏ mắt
Các biểu hiện thiếu vitamin ở trẻ
- thiếu vitamin A: hãy nghĩ đến tình trạng thiếu vitamin A nếu con bạn có làn da khô ráp, sần sùi, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ chảy nước mắt, hoặc quáng gà. Trẻ thiếu vitamin A cũng dễ mắc bệnh đường hô hấp, chậm lớn, mệt mỏi, lười chơi
Để điều trị và phòng bệnh nên cho trẻ ăn chế độ có dầu mỡ, dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin A như gấc, gan, trứng, cá, đu đủ, xoài, hồng. Đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần ở các trạm y tế
Nhu cầu về vitamin của trẻ em cao hơn người lớn. Nếu thiếu một vitamin nào đó. cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng tương ứng
- Thiếu Vitamin B1: triệu chứng chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, kém ăn, nôn, đại tiện lỏng hay táo bón, nếu ở thể nặng có thể bị liệt chi dưới
- Điều trị và phòng bệnh: Cho trẻ dùng vitamin B1, có thể dùng đường tiêm hoặc uống. Chế độ ăn phải luôn thay đổi, ăn nhiều rau. Các bà mẹ cho con bú phải ăn đầy đủ, không ăn gạo xát kỹ quá, không nên ăn uống kiêng khem quá mức
- Thiếu Vitamin PP: Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột ngô hoặc những trẻ ăn không đầy đủ. trẻ có rối loạn tiêu hóa mãn tính . Triệu chứng là hay tiêu chảy, phân có nhầy mũi hoặc máu, hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
- Điều trị và phòng bệnh: Bổ sung vitamin PP cho trẻ, uống thêm vitamin B và men bia
- Thiếu vitamin B12: Sắc mặt của trẻ trắng bệch, lông tóc hơi vàng. thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Lúc này cần cho trẻ uống vitamin B12
- Thiếu Vitamin K: xuất hiện trong thời kỳ mới đẻ do vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K. Bệnh cũng gặp ở những trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa, triệu chứng chủ yếu là chảy máu ở đường tiêu hóa, ở da, niêm mạc. Cách phòng chống tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi đẻ và cho trẻ uống vitamin K ngay sau khi sinh
Lưu ý: Khi trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin, cần đưa đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin cũng có thể gây ngộ độc. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con mình một cách toàn diện nhất.
>>> Xem thêm:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY