Nhiều người nghĩ trẻ chỉ có thể bị cảm lạnh trong mùa lạnh, khó bị trong mùa nắng nóng. Song thực tế trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng bệnh nhi đến khám tại viện nhi trung ương và Bạch Mai tăng cao hơn so với bình thường từ 10-15%. Nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi ngay trong thời tiết nắng nóng.
Vì sao trẻ dễ bị cảm trong mùa hè?
Nếu mùa đông, nhiệt độ thấp là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển thì mùa hè cũng tạo nhiều điều kiện cho sự lây lan của các chứng bệnh do vi khuẩn, virus:
Mùa hè đến, nhiều trẻ được nghỉ học, các gia đình thường tận dụng cơ hội này để cho trẻ về quê hay đi du lịch. Việc thay đổi môi trường làm gia tăng khả năng tiếp xúc với các loại vi khuẩn khác nhau (trên tàu xe, tiếp xúc với nhiều người, từ địa điểm này sang địa điểm khác…). Bên cạnh đó, việc di chuyển nhiều cũng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh.
Mùa hè, trẻ được theo cha mẹ đi du lịch, thay đổi môi trường cũng làm trẻ dễ bị cảm
Ngoài ra, điều hòa cũng là một tác nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng mắc bệnh đường hô hấp gia tăng ở trẻ. Nguyên tắc hoạt động của điều hòa là nén độ ẩm trong không khí, khi nằm trong phòng có điều hòa, đồng thời khiến màng nhầy tại mũi thường bị khô. Màng nhầy lại là cơ quan bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đó là lý do khi sử dụng điều hòa thường xuyên, trẻ hay bị cảm. Để đối phó với tình trạng không khí khô do điều hòa nhiều gia đình để chậu nước hoặc sử dụng quạt phun sương nhưng chính lớp không khí ẩm này lại là môi trường thích hợp để virus, vi khuẩn sinh sôi.
Ở lâu trong phòng điều hòa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho cảm
Song song với tác nhân virus, vi khuẩn gây nên tình trạng cảm ở trẻ, khi cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh lâu cũng có thể gây nên những biểu hiện cảm, ho, hắt hơi, sổ mũi. Nguyên nhân được giải thích theo đông y là do hàn tà xâm nhập cơ thể, làm giảm sức đề kháng gây nên cảm mạo ở trẻ. Tình trạng này xảy ra, khi trẻ chạy nhảy, nô đùa nhiều hoặc mặc quần áo không thấm mồ hôi, mồ hôi không được lau kịp thời, thấm ngược lại khiến trẻ nhiễm lạnh. Hoặc, trường hợp khác là trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột: từ phòng điều hòa ra ngoài trời nắng, hoặc tắm ngay khi cơ thể đang nóng do nô đùa hoặc ra ngoài về).
Để phòng bệnh cảm ho mùa hè cho trẻ bạn nên làm gì?:
Nên
- Lắp điều hòa cần phải có quạt thông gió để tốc độ gió luân chuyển tốt. Nhiệt độ trong phòng điều hòa để không cách biệt quá 5oC đối với nhiệt độ ngoài trời. Thường xuyên mở cửa sổ đổi gió để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không khí trong và ngoài.
- Chỉ nên cho trẻ trong phòng điều hòa 3 – 4 giờ là vừa. Khi đang đi ngoài đường nắng nóng không nên bật ngay điều hòa mà cần phải lau mồ hôi trước để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nên tắt điều hòa 15 – 20 phút trước khi cho trẻ ra khỏi phòng.
- Để tốc độ quạt nhỏ, tản hướng. Về khuya hoặc gần sáng thường lạnh cha mẹ đắp cho trẻ một khăn mỏng lên bụng hoặc có thể tắt quạt.
- Thường xuyên cho trẻ uống nước để vừa giảm nóng vừa bù lượng nước bị mất do tiết mồ hôi. Nên cho trẻ uống nước lọc, đặc biệt uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm và nhỏ một vài giọt dầu tràm-khuynh diệp vào chậu nước tắm cho trẻ, không nên tắm nước lạnh, nhất là vào buổi tối. Trẻ đi biển, đi bơi chỉ nên ngâm mình dưới nước 30 phút, lâu nhất là tới 1 tiếng. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
Không nên
- Không nên mặc áo dày dễ làm trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ dẫn tới cảm lạnh.
- Không tắm ngay khi trẻ đang đầm đìa mồ hôi hay vừa vận động xong vì việc thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.
- Không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, để gió của điều hòa quạt thẳng vào cơ thể trẻ, không để trẻ đột ngột ra – vào phòng có lắp điều hòa. Lúc đó nhiệt độ ở phòng điều hòa lạnh nhưng ở ngoài trời lại quá nóng.
- Không để trẻ uống nhiều nước đá, ăn thức ăn lạnh khi mới chạy nhảy xong.
- Không để trẻ nằm quạt liên tục. Tránh để quạt, luồng gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, mũi của trẻ. Quạt cần để xa, có thể hướng quạt vào tường hoặc phía chân của bé khi ngủ.
- Sau khi tắm cho trẻ xong, không bật quạt luôn.
>>> Xem thêm:
Mời các bạn xem thêm:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY