Nội dung chính
Khi con yêu bị sốt, cha mẹ cần thật bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết hiện tượng sốt ở trẻ, tìm ra được nguyên nhân, hiểu rõ cần làm gì khi trẻ bị sốt và khi nào cần đưa bé đến bệnh viện. Cùng theo dõi ngay nhé!
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Trẻ bị sốt là như thế nào?
Trước khi đi đến phần cần làm gì khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu sốt của con như sau:
– Thân nhiệt tăng cao, cụ thể: Nhiệt độ ở trực tràng sẽ là trên 38oC, ở miệng là trên 37.5oC, ở nách là trên 37.2oC và ở tai là trên 38oC. Hiện nay, có hai loại nhiệt kế được sử dụng nhiều đó là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế hồng ngoại. Nhiệt kế thủy ngân đo tại các vị trí sau:
+ Hậu môn: Cho ra kết quả chuẩn nhất.
+ Họng: Dành cho trẻ lớn biết hợp tác, ngậm vào miệng, cho ra nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ hậu môn khoảng 0,6°C.
+ Nách: Cho ra kết quả thấp hơn so với hậu môn.
Nhiệt kế hồng ngoại rất thường được sử dụng tại nhà, công sở và bệnh viện, đo lượng nhiệt tỏa ra từ động mạch cho kết quả khá gần với thân nhiệt. Tuy nhiên, phương pháp đo này dễ sai số do cách đo, không đủ tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.
– Trẻ bị đổ mồ hôi hoặc không.
– Người lơ mơ, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn uống, người nhợt nhạt.
– Trẻ sơ sinh hoặc dưới 1 tuổi thì thường hay khóc hoặc vật vã, trẻ lớn hơn thì trở nên cáu kỉnh, khó chịu, dễ khóc.
– Nôn ói.
Đo thân nhiệt ở hậu môn cho kết quả chính xác nhất
Có những nguyên nhân nào khiến trẻ bị sốt?
Trẻ nhỏ rất dễ bị sốt bởi các nguyên nhân sau đây:
– Do tiêm chủng: Sốt là biểu hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đang hoạt động để chống lại các phiên bản bị giết hoặc suy yếu của mầm bệnh hoặc các bộ phận của mầm bệnh (được gọi là kháng nguyên) có trong vắc xin.
– Do mọc răng, sẽ hết sau 1 – 2 ngày.
– Do nhiễm virus như cảm cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sốt do virus sởi, sốt do thủy đậu, sốt do bệnh tay chân miệng.
– Do nhiễm trùng như nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não, sốt phát ban. Sốt do vi khuẩn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác.
Trẻ sốt có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Trẻ sốt cao nguy hiểm như thế nào?
Cơ thể chỉ hoạt động hiệu quả nhất trong một phạm vi nhiệt độ cơ thể nhất định (bình thường là 37ºC). Khi nhiệt độ giảm quá thấp hoặc tăng quá cao, các phản ứng trong cơ thể sẽ trở nên bất thường.
Do đó, bố mẹ cần nắm cách xử lý khi trẻ bị sốt cao. Việc duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể cho trẻ ở mức tối ưu là điều cần thiết. Mặt khác, trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi dễ gặp nguy cơ co giật khi sốt với những biểu hiện như mất ý thức, tay chân run rẩy. Đây là tình trạng “báo động đỏ” vì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ sốt cao nguy hiểm như thế nào?
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Thực chất, sốt là phản ứng có lợi khi các tác nhân gây hại tấn công cơ thể. Thân nhiệt cao sẽ góp phần làm ngưng trệ hoạt động vi khuẩn, thậm chí tiêu diệt chúng. Sốt làm tăng hoạt động hệ miễn dịch, tăng đề kháng, làm giảm sắt huyết thanh khiến vi khuẩn không sinh sản được.
Tuy nhiên, sốt chỉ tốt khi nó ở một mức giới hạn. Khi trẻ sốt dưới 38.5oC thì cha mẹ chưa cần cho bé uống thuốc hạ sốt mà nên:
– Cho bé uống nhiều nước, có thể sử dụng dung dịch muối đường Oresol thay cho nước để ngăn ngừa mất nước và bổ sung các chất điện giải cho trẻ.
– Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, thông khí, hạn chế người quanh, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn.
– Lau người cho trẻ bằng nước ấm để ổn định thân nhiệt, đặc biệt nên chú ý ở các vị trí như nách, cổ, trán, sau tai, khuỷu tay, bẹn, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Lau người bằng nước mát khi trẻ sốt
– Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Cần liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ, nếu trẻ sốt cao trên 38.5oC thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,…; đồng thời đo nhiệt độ sau khi trẻ uống thuốc khoảng 30 phút. Chú ý: Cần cho bé dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần chú ý:
– Tuyệt đối không cho con uống thuốc Aspirin vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye ở trẻ.
– Không tắm và lau người cho con bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể khiến tình trạng của trẻ trầm trọng hơn.
– Để bề mặt da của bé được thoáng khí nhằm hạ thân nhiệt tốt hơn, không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.
– Không sử dụng thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với trẻ dưới 4 tuổi.
– Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chị đỉnh của bác sĩ.
– Không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ: Kháng sinh là thuốc kê đơn và hiện nay đang bị kháng thuốc rất nhiều. Có những trường hợp trẻ bị sốt không do vi khuẩn thì uống kháng sinh sẽ không có tác dụng, thậm chí khi dùng không đúng cách thì con yêu sẽ phải đối mặt với nguy cơ kháng kháng sinh.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh
Khi nào cần đưa con đến bệnh viện?
Sốt sẽ trở nên thực sự nguy hiểm và bố mẹ không tự xử lý được tại nhà mà cần đưa ngay con đến bệnh viện càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau đây:
– Bé sốt cao liên tục, không hạ sốt khi uống thuốc, sốt kéo dài trên 2 ngày, hoặc đã hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại tái phát.
– Trẻ có biểu hiện co giật.
– Trẻ không chơi, li bì, khó đánh thức, thở nhanh, thở khó, thở bất thường.
– Trẻ tiêu chảy, phân có máu.
– Trẻ đau khi đi tiểu.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu nguy hiểm
Chăm sóc trẻ sau khi bị sốt cao
Sau một trận sốt, trẻ sẽ dễ gặp phải những tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Lúc này, cha mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn và tăng cân trở lại, từ đó đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. Một vấn đề khác các phụ huynh cần làm được đó là tăng cường sức đề kháng cho bé. Bởi trẻ rất dễ ốm vặt và sốt là do hệ miễn dịch của chúng vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.
Cụ thể, cha mẹ nên:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Bữa ăn của trẻ cần có đủ các chất từ protein, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Không chỉ vậy, việc bổ sung các lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi) cho hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất cần thiết. Các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó trẻ sẽ khỏe mạnh hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Khuyến khích trẻ tăng cường vận động
Cha mẹ hãy cùng con vận động ít nhất 30-40 phút mỗi ngày (đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông, hay đơn giản là chơi tự do ở công viên, sân bóng…) để tăng cường sức đề kháng cho bé.
Cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để tăng sức đề kháng cho bé. Trẻ bị thiếu ngủ sẽ mệt mỏi, uể oải, hệ miễn dịch cũng khó hoặc không thể hoàn thiện. Điều đó làm ảnh hưởng xấu sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của con.
Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày
Tắm nắng không chỉ giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin D mà còn giúp bé tăng sức đề kháng. Mẹ nên cho con yêu của mình tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày tùy vào khả năng thích ứng của trẻ. Khi trẻ tắm nắng nên đội mũ, chỉ cần tiếp xúc phần tay, chân, lưng hoặc bụng với ánh nắng.
Cho trẻ uống BoniKiddy + mỗi ngày
BoniKiddy + vừa giúp bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, kích thích giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, vừa giúp con của bạn tăng cường đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ tốt hơn.
Sản phẩm BoniKiddy +
BoniKiddy + là sản phẩm như thế nào?
BoniKiddy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp toàn diện giúp mẹ chăm con khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện. Sản phẩm mang đến các công dụng như sau:
Giúp tăng sức đề kháng hiệu quả
BoniKiddy + giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt cho bé, nếu ốm thì sẽ nhanh khỏe hơn, hạn chế việc phải sử dụng thuốc tây nhờ các thành phần:
– Sữa non: Cung cấp một lượng lớn các kháng thể tự nhiên bao gồm IgG, IgA, IgF… giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.
– Bột hoa cúc tây: Là loại thảo dược lành tính, từ xa xưa đã được sử dụng như một biện pháp hoàn hảo giúp bé tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc giúp phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý đường hô hấp.
Giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
BoniKiddy + giúp bé ăn ngon miệng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn cho con nhờ các thành phần:
– Sữa ong chúa: Bổ sung cho bé chất dinh dưỡng như sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein… giúp bé ăn ngon miệng hơn, chống chậm lớn, còi xương.
– Men bia: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng chậm lớn, chậm tăng trưởng, phục hồi sức khỏe sau 1 trận ốm dài.
– Các lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón, cải thiện rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Sữa ong chúa trong BoniKiddy + giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Với công thức toàn diện như trên, khi các mẹ cho bé dùng BoniKiddy + sẽ giúp bé nhanh hồi phục sau một trận ốm dài, tăng cường đề kháng, ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó bé sẽ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ đã biết mình nên làm gì khi trẻ bị sốt và có phương pháp giúp con yêu luôn khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về vấn đề này, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị sổ mũi, nghẹt mũi vào mùa lạnh
- Dấu hiệu khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột và cách khắc phục
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY