Nội dung chính
Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi, gây khó chịu cho trẻ. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?
Thời tiết lạnh, môi trường, không khí bị ô nhiễm, sức đề kháng còn kém nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm.
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản,…
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi.
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể chia làm hai loại: Theo mùa và quanh năm dựa trên nguyên nhân phát sinh bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm và khi thời tiết thay đổi. Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.
Thông thường chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có trẻ không bị. Bệnh này thường hay gặp vào mùa xuân, mùa đông, khi phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, không khí lại quá ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết đột ngột, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.
Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp,…
Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là làm giảm các triệu chứng xuống mức tối thiểu và lựa chọn các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại. Có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi, được phân ra thành 2 loại: Thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (xông hoặc phun xịt vào mũi).
- Thuốc uống:
- Nhóm thuốc uống kháng histamin trị dị ứng như clorpheniramin, loratadin, cetirizin giúp làm giảm triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt mũi.
- Nhóm thuốc uống kháng sinh được dùng khi bệnh lý về mũi liên quan đến nhiễm khuẩn, cần có bác sĩ chỉ định chứ không được tự ý mua sử dụng hoặc nghe lời khuyên của người không thuộc giới chuyên môn.
- Thuốc dùng tại chỗ:
Trẻ em chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0,9% giúp thông, sạch mũi.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
- Dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
- Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi.
- Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
- Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm để tắm.
- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
- Với trẻ dưới 3 tháng, khi trẻ có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời, vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường được. Cần đưa trẻ đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn.
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Cho trẻ uống BoniKiddy của Canada và Mỹ thành phần 100% thảo dược để tăng cường đề kháng, phòng các bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Ngay khi thấy trẻ có những triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có thể chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp tránh diễn tiến thành các bệnh hô hấp khác. Môi trường không khí ngày càng trở nên ô nhiễm chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy phòng bệnh hơn chữa bệnh, các cha mẹ nên quan tâm chăm sóc con hàng ngày để giúp trẻ có một sức đề kháng tốt, tránh xa các tác nhân gây bệnh.
Trên đây là bài viết chia sẻ về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY