Nội dung chính
Có nhiều bệnh ở vùng kín của bé trai rất dễ phát hiện, xử lý đơn giản nhưng nếu bố mẹ không chú ý, có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành. Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số căn bệnh vùng kín của bé trai để cha mẹ dễ theo dõi nhé.
1. Chít hẹp da bao quy đầu
Có tới gần 80% số bé trai bị tật này, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít.
Thường khi trẻ vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của trẻ xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, trẻ khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn trẻ bị bệnh này).
Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến trẻ đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn bã đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm. Đây còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.
Cách khắc phục tật này khá đơn giản:
Khi trẻ 5, 6 tháng, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc trẻ sau đó. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.
Lưu ý: Bố mẹ không nên tự kéo phần da quy đầu quá mạnh, làm trẻ đau, và có thể dẫn đến biến chứng thắt nghẽn da phần này. Nếu chẳng may gặp tình huống trên, bố mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu sớm.
2. Ẩn tinh hoàn (tinh hoàn lạc chỗ)
Đây cũng là bệnh hay gặp ở các bé trai. Bình thường khi sinh ra trẻ đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu, nhưng ở một số trẻ bị dị tật, một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn hoặc phức tạp hơn là chui vào ổ bụng. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.
Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa trẻ đi khám sớm quá vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó. Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa con đi khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có lời khuyên đúng đắn. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì mổ ở 3-4 tuổi thường thuận lợi hơn khi trẻ đã lớn.
Tinh hoàn lạc chỗ, nhất là khi nằm trong ổ bụng lâu ngày có khả năng bị ung thư hóa.
3. Ứ nước màng tinh hoàn
Đây cũng là bệnh lành tính và khá phổ biến ở các bé trai mà nhiều bố mẹ không để ý. Thường lúc nằm trong ổ bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh nước màng tinh hoàn.
Khi đó tinh hoàn nằm trong một bọc nước. Bố mẹ quan sát sẽ phát hiện một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Nhiều trẻ vừa đẻ ra đã có hiện tượng trên và có thể sau 1-2 tháng thì hết nước vì nước đã trở về ổ bụng và hai tinh hoàn lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng vẫn thấy trẻ có tình trạng trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa khám. Bệnh này thường phải xử lý bằng phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn và không cần phải quá gấp gáp. Tuy nhiên, nếu cứ để vậy không phẫu thuật thì tinh hoàn luôn nằm trong bọc nước không phát triển được.
4. Thoát vị bẹn
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, chỉ sau hẹp bao quy đầu. Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ và gọi là thoát vị bẹn. Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nhẹ, cần phải đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay, có thể phải mổ nếu không ruột sẽ bị hoại tử, rất nguy hiểm.
Trong những trường hợp khác thì cần theo dõi khi trẻ 4-5 tuổi trở lên mà khối thoát vị vẫn còn thì nên đưa đi khám chuyên khoa để được phẫu thuật.
Nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt: Khối phồng thường xuất hiện khi trẻ quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi trẻ nằm thì xẹp đi. Các bé gái thường ít bị thoát vị bẹn hơn.
5. Lỗ đái lệch thấp
Đây là một dị tật bẩm sinh ít gặp hơn các bệnh kể trên. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ đái không đổ ra ở trên đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường mà có khi phải đái ngồi như bé gái. Lỗ này càng nằm xa vị trí đúng của nó thì càng khó chữa.
Bệnh này nên chữa sớm khi trẻ 5-6 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn vì lúc này trẻ thường có phản xạ cương dương vật nên vết thương khó lành.
Trên đây là những căn bệnh thường gặp ở các bé trai, hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện và có phương hướng điều trị tốt nhất cho con em mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào quý bạn đọc có thể liên hệ số hotline miễn cước 180010444 để được hỗ trợ.
BoniKiddy mang lại sức khỏe toàn diện cho bé !
Trong quá trình phát triển lớn lên để hoàn thiện cơ thể, trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các bệnh lý bất thường, nhất là các bệnh lý về đường hô hấp khi mà hệ miễn dịch vẫn còn non yếu.
Bổ sung và tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho trẻ nhỏ bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là một giải pháp hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng để giúp con khỏe mạnh, hạn chế ốm bệnh. Một trong những sản phẩm được các mẹ tin dùng nhất hiện nay là sản phẩm BoniKiddy của Mỹ và Canada.
BoniKiddy với thành phần chính là sữa non và bột cây cúc tây sẽ mang lại cho trẻ hàm lượng lớn các kháng thể tự nhiên, đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức đề kháng một cách toàn diện nhất. Khi trẻ có sức đề kháng mạnh thì hoàn toàn có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài và không còn tình trạng đau ốm thường xuyên nữa.
BoniKiddy còn có thành phần sữa ong chúa, men bia cùng hàng tỷ các lợi khuẩn đường ruột nữa. Các thành phần này sẽ giúp nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho bé, ăn ngon, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
BoniKiddy – Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY