Nội dung chính
Bệnh tim bẩm sinh là một bệnh khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ thường do dị tật bẩm sinh. Chi phí chữa bệnh này khá tốn kém và không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả được. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
1.Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh
Trẻ có tật tim bẩm sinh thường ho, vã mồ hôi, nhanh bị mệt, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào. Một số em da xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái khi khóc hoặc từ khi mới sinh. Những em có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú dễ bị mệt, có khi phải ngừng lại để thở rồi mới bú tiếp.
Do đó, trẻ chậm lên cân, thậm chí sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, bò, đứng và đi hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ mang tật tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe. Một số bệnh khác cũng đi kèm với tật bẩm sinh như hội chứng down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay, ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…
2. Nguyên nhân dị tật bẩm sinh ở trẻ
Dị tật tim bẩm sinh là hiện tượng có bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn, van tim và những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Một số nguyên nhân của tật tim bẩm sinh:
– Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (gây hội chứng down), số 22 hoặc các nhiễm sắc thể giới tính như XO (gây hội chứng Turner). Những bất thường này không di truyền mà xảy ra ở một thế hệ.
– Do di truyền trong gia đình khiến tật tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp mắc bệnh.
– Do môi trường sống tác động lên cơ thể của bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hoá chất, rượu, thuốc, đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố; hoặc mẹ mắc một số căn bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubella, herpes (mụn rộp sinh dục)…
– Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus ban đỏ…
3.Làm thế nào để tránh cho trẻ bị tật tim bẩm sinh
Tốt nhất là trước khi dự định mang thai, mẹ nên đi khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi, quai bị, rubella, viêm gan siêu vi B và điều trị các bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ …nếu có.
Trong quá trình mang thai, bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không X Quang. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4.Chẩn đoán và điều trị
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tật tim bẩm sinh được điều trị khỏi bằng phẫu thuật, sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc các biện pháp điều trị can thiệp khác mà không cần phẫu thuật.
Ở TP Hồ Chí Minh, Viện Tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ..
Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc đang trong thời gian chờ phẫu thuật cần được điều trị hoặc theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím tái do thiếu oxy hoặc nhiễm trùng nặng.
Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ có tật tim bẩm sinh. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho nha sĩ biết bệnh của trẻ để các em được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng nước và sau nhổ.
Bệnh tim bẩm sinh là một bệnh rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa trị được khi được phát hiện kịp thời. Với các bé có vấn đề về tim bẩm sinh cần được theo dõi sát sao bởi các chuyên gia về tim mạch nhi khoa. Ngay cả khi đã phẫu thuật các bệnh nhân vẫn cần được định kỳ kiểm tra thường xuyên để theo dõi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời anh/chị gọi tới số 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
BoniKiddy – Bí quyết khỏe mạnh toàn diện cho bé yêu !
Hiểm họa của việc sử dụng kháng sinh thường xuyên cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng nhiều. Đáng lo ngại nhất trong số đó chính là tình trạng kháng kháng sinh. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy có đến 30% bệnh nhi nhập viện là có vi khuẩn kháng thuốc. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhi nhiễm siêu vi khuẩn đa kháng, tức là kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh nuôi cấy.
Chính vì vậy cha mẹ đừng để đến lúc con mắc bệnh mới lo chữa trị mà ngay từ lúc này hãy có các biện pháp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tự nhiên cho bé để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh. Một trong những sự lựa chọn được nhiều phụ huynh tin dùng nhất hiện nay là sản phẩm thiên nhiên BoniKiddy của công ty Botania.
BoniKiddy với thành phần sữa non cung cấp hàm lượng khổng lồ các kháng thể tự nhiên (IgG, IgA, IgF,…) giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm, sốt virus… Ngoài ra sữa non còn bổ sung nhiều chất sinh trưởng cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của trẻ nhỏ.
Không chỉ có sữa non, bột cây cúc tây trong BoniKiddy cũng có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Có BoniKiddy tình trạng ốm vặt sẽ giảm hẳn, bé sẽ khỏe mạnh tha hồ vui chơi, nô đùa.
BoniKiddy- Bé khỏe, mẹ an tâm !
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY